GIỚI THIỆU SÁCH: " BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN THĂNG LONG - HÀ NỘI"
GIỚI THIỆU SÁCH: BỘ SÁCH " KỂ CHUYỆN THĂNG LONG - HÀ NỘI"
Kính thưa các thầy cô giáo và các bạn học sinh thân mến !
Hôm nay, Chi đoàn trường THCS Lê Hồng Phong rất vui khi được giới thiệu tới thầy cô và các bạn bộ sách Thăng Long – Hà Nội.
Nếu nhìn trên bản đồ hành chính Việt Nam, chúng ta sẽ thấy một địa danh được gắn hình sao vàng rực rỡ, đó chính là Hà Nội thủ đô của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Hơn 1000 năm trước, mảnh đất này đã được vua Lý Công Uẩn chọn làm đất “Đế đô muôn đời”. Suốt nghìn năm ấy, những câu chuyện từ đời này qua đời khác cứ chồng xếp lên nhau qua những lớp trầm tích thời gian. Bởi thế giờ đây, Hà Nội có cả một kho truyện khổng lồ muốn kể bạn nghe.
Các bạn ạ - nếu coi năm 1010 khi Thăng Long trở thành kinh đô nước Đại Việt làm năm sinh của Thăng Long Hà Nội – thì đến năm 2020 Hà Nội đã mừng sinh nhật 1010 tuổi. Vậy vùng đất Hà Nội đã được chọn làm nơi đóng đô từ bao giờ ? Hà Nội đã từng có bao nhiêu tên gọi, thay đổi ra sao qua mỗi thời kỳ lịch sử
Nắm bắt được nhu cầu muốn tìm hiểu và muốn được biết rõ hơn về mảnh đất, con người Hà Nội, NXB Kim Đồng đã xuất bản bộ sách “Kể chuyện Thăng Long - Hà Nội” vào tháng 9 năm 2014, khổ sách 16 x 24 cm.
Bộ sách gồm 5 quyển với số lượng in mỗi quyển là 1500 bản.
- Quyển 1: Kinh đô muôn đời, số lượng 60 trang và nhiều hình ảnh minh họa
- Quyển 2: Kiến trúc ngàn năm, gồm 58 trang và 31 tranh ảnh
- Quyển 3: Kỳ tích chống ngoại xâm, có 64 trang và 59 tranh, ảnh, bản đồ minh họa
- Quyển 4: Danh nhân Hà Nội, có 48 trang, 16 ảnh chân dung và ảnh minh họa
- Quyển 5: Cảnh sắc Hà Nội, có 52 trang, 36 bức ảnh về cảnh sắc Hà Nội xưa và nay.
Thông qua bộ sách này chúng ta cùng ngược thời gian tìm hiểu về Hà Nội ngàn năm văn hiến, và để tìm cho mình những câu trả lời, giải đáp cho những thắc mắc về mảnh đất và con người nơi đây.
Với “Kinh đô muôn đời” tác giả Nguyễn Vinh Phúc chủ biên sẽ đưa bạn đọc lần lượt trả lời các câu hỏi “Hà Nội trở thành kinh đô nước ta từ bao giờ ? Tại sao kinh đô mới có tên là Thăng Long ? Hà Nội có những tên gọi nào khác? Có phải từ thời Lê, Thăng Long đã có 36 phường ? “Kẻ chợ” và “Kinh kỳ” có phải đều được dùng để chỉ kinh thành Thăng Long ? Thăng Long đã có lần vừa ăn tết vừa đánh giặc đúng không ? Thật là nhiều câu hỏi phải không các bạn? Nếu bạn đọc ở trang 7 bạn sẽ có câu trả lời: Hà Nội trở thành kinh đô đất nước ta từ năm 1010 với tên gọi Thăng Long có nghĩa là “ Rồng bay lên”. Lật qua 4 trang nữa bạn sẽ biết trước năm 1010 Hà Nội còn có rất nhiều cái tên như “Tống Bình và Đại La” cùng những hình ảnh cụ thể ghi dấu ấn từ thời đó mà các nhà khảo cổ đã lưu giữ được.
Nối tiếp trang 28, 29 nếu bạn đọc bạn có thể khẳng định nếu phải tranh luận với ai rằng từ thời Lê - Thăng Long đã có 36 phường.
“ Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai”
Còn đọc phần cuối cuốn sách bạn sẽ biết Quá trình thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội như thế nào ? Nhân dân Hà Nội đã chiến đấu chống thực dân Pháp ra sao? Những đổi thay của Hà Nội trong thời Pháp thuộc ? Đặc biệt Hà Nội trở thành thủ đô của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam từ khi nào ? … Có ngay thôi các bạn ạ!
Từ trang 36 đến trang 60 mỗi câu trả lời gắn liền với một câu chuyện nhỏ - nếu bạn đọc cuốn sách bạn sẽ biết được
Tiếp “Kinh đô muôn đời” bạn đọc đến với cuốn “Kiến trúc ngàn năm”. “Kiến trúc ngàn năm” kể về vùng đất ngàn năm tuổi – trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử những đường nét kiến trúc chỉ còn lưu giữ trong những trang sử hoặc dưới lòng đất, Tất cả những dấu vết của kiến trúc từ xa xưa, hay những kiến trúc phương tây còn lưu lại, và giờ đây là những công trình thời hiện đại, đều được hiện lên qua cuốn sách này.
Mở đầu cuốn sách sẽ trả lời cho câu hỏi “Những tòa thành nào từng được xây dựng trên đất Thăng Long Hà Nội”. Và qua tấm “Bản đồ thành Cổ Loa” bạn đọc sẽ được rõ “Vì sao hai vòng thành ngoại và thành trung lại không có hình dáng rõ rệt ?
Còn ở trang 16 – 17 chỉ cho bạn biết kiến trúc cửa ô nào còn lại ở Hà Nội ? Và “Khuê văn các” là gì? Vâng! câu trả lời sẽ có cụ thể từ trang 26 đến trang 30, nếu bạn đọc bạn sẽ biết “Văn miếu quốc tử giám có bao nhiêu cổng? nơi nào là “Lầu bình thơ”? Và một kiến thức quí giá là làm thế nào để phân biệt các loại bia trong vườn bia văn miếu, Nếu bạn ghé qua những trang sách này - bạn sẽ phân biệt được trong văn miếu có 82 bia là những loại bia nào ngay thôi.
Còn nhiều công trình kiến trúc nữa như khách sạn Metropole, nhà hát lớn, tháp chuông nhà thờ, phủ Chủ Tịch, Lăng Bác Hồ, trung tâm hội nghị Quốc gia, con đường gốm sứ sông Hồng… nếu bạn muốn sau này trở thành một kiến trúc sư tương lai thì đừng bỏ phí, hãy đến với cuốn sách để mà chiêm ngưỡng và cập nhật vào bộ nhớ của mình chuẩn bị cho tương lai bạn nhé.
Cuốn thứ 3: “Kỳ tích chống ngoại xâm” Vâng ! dù năm tháng đã qua đi nhưng dấu tích của những trang sử hào hùng chống ngoại xâm thì vẫn in đậm trên những dòng sông, những con đường của vùng đất Thăng Long Hà Nội hôm nay. Suốt nghìn năm lịch sử trong bất kỳ thời đại nào và trước bất kỳ kẻ thù xâm lược nào, lòng yêu nước và tinh thần bất khuất của người dân Kinh Kỳ vẫn luôn tỏa sáng, kết tinh lại thành hào khí Thăng Long. Đọc phần đầu cuốn sách bạn sẽ biết Thăng Long – Hà Nội đã bao nhiêu lần chống giặc ngoại xâm trong lịch sử, thành tuyến bảo vệ kinh thành Thăng Long được xây dựng như thế nào ? Ai là vị tướng chỉ huy khi còn đang ở tuổi thiếu niên? Để biết được những kỳ tích của ông cha ta thời trước, các bạn hãy đọc từ trang số 7 đến trang 24 và “Cuộc hành quân thần tốc giải phóng kinh thành Thăng Long của nghĩa quân Tây Sơn từ Huế đi bộ tiến quân ra Bắc chỉ trong vòng hơn một tháng thật là kỳ tích phải không?
Phần sau cuốn sách viết về thời kỳ thực dân Pháp đưa quân đánh chiếm Hà Nội – Những phong trào yêu nước đã được diễn ra công khai trên mọi nẻo đường ngõ phố, rồi cách mạng tháng Tám diễn ra quân ta đã tiếp quản thủ đô như thế nào? Tất cả hiện lên rất rõ nét qua 29 câu hỏi và trả lời trong cuốn sách – nếu bạn đọc bạn sẽ thấy được kỳ tích chống ngoại xâm của ông cha ta trên mảnh đất đô thành thật đáng trân trọng, đáng tự hào!
Song song với những kỳ tích chống ngoại xâm, những gương mặt làm rạng danh cho non sông đất nước đã được hội tụ từ trăm nẻo đường đất Việt, trời Nam. Họ đã hóa thân vào từng con đường, góc phố của Hà Nội hôm nay. “Cuốn danh nhân Hà Nội”do nhóm tác giả và Nguyễn Vinh Phúc chủ biên. Tập hợp những con người được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này, họ mang cái chất Hà Nội đặc trưng, rất riêng tư và vô cùng độc đáo, nét thanh lịch được nhân lên bên cạnh hào khí Thăng Long. Đến với danh nhân Hà Nội bạn sẽ biết được “Người anh hùng nhỏ tuổi nhất trong truyền thuyết có công đánh giặc ngoại xâm là ai?” người Hà Nội đứng đầu võ quan trong triều đình Vạn Xuân là ai? Thời Lý ai được gọi là bà Tấm? thầy giáo nổi tiếng nhất thời Trần là ai? “ai là tác giả của tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô” người thiếu niên Hà Nội đầu tiên được tặng huân chương chiến công là ai?.
Hội tụ và lan tỏa nhiều thông tin quý giá như vậy sao ta không đọc nhỉ. Cuốn sách nhỏ gọn này chỉ có gần 50 trang sách thôi, nhưng chứa đựng hết những gương mặt tiêu biểu về các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y học, chống ngoại xâm….đủ để các em hiểu về người Hà Nội.
Cuốn cuối cùng trong bộ sách chúng em muốn giới thiệu tới thầy cô và các bạn là “Cảnh sắc Hà Nội”. Vâng, Hà Nội trải qua nghìn năm lịch sử mang trong mình những cảnh sắc riêng mà những người con của mảnh đất này mỗi lần đi xa luôn nhung nhớ, mỗi du khách đến thăm quan dù chỉ một lần cũng không thể nào quên. Thăng Long ghi dấu ấn trong lòng mọi người bởi những cảnh sắc rất đặc trưng, từ những ngọn núi con sông đến những góc phố con đường, hay mái chùa quán chợ… tất cả những điều đó đều có ở trong cuốn sách này, chỉ với 50 trang sách thôi mời thầy cô và các bạn hãy đọc để chứng kiến sự hình thành và đổi thay của chốn Kinh kỳ trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm.
Kính thưa các thầy cô giáo và các bạn học sinh thân mến !
Trước mắt các thầy cô và các bạn là một bức tranh về Thăng Long – Hà Nội thủ đô yêu dấu của chúng ta, với những dấu ấn tiêu biểu nhất còn đọng lại trên dòng sông lịch sử, những con đường, góc phố, những ngọn núi, mái đền, những công trình còn gắn mãi với thời gian – mời thầy cô và các em chúng ta cùng đọc bộ sách và tìm hiểu những trang sử văn hóa đẹp nhất của Thăng Long – Hà Nội.
Buæi giíi thiÖu s¸ch h«m nay ®Õn ®©y lµ kết thúc, xin chµo vµ hÑn gÆp l¹i c¸c thÇy c« gi¸o vµ c¸c bạn trong buæi giíi thiÖu s¸ch lÇn sau.
Xin ch©n thµnh c¶m ¬n !
Dưới đây là một số hình ảnh buổi giới thiệu sách:
Hôm nay, Chi đoàn trường THCS Lê Hồng Phong rất vui khi được giới thiệu tới thầy cô và các bạn bộ sách Thăng Long – Hà Nội.
Nếu nhìn trên bản đồ hành chính Việt Nam, chúng ta sẽ thấy một địa danh được gắn hình sao vàng rực rỡ, đó chính là Hà Nội thủ đô của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Hơn 1000 năm trước, mảnh đất này đã được vua Lý Công Uẩn chọn làm đất “Đế đô muôn đời”. Suốt nghìn năm ấy, những câu chuyện từ đời này qua đời khác cứ chồng xếp lên nhau qua những lớp trầm tích thời gian. Bởi thế giờ đây, Hà Nội có cả một kho truyện khổng lồ muốn kể bạn nghe.
Các bạn ạ - nếu coi năm 1010 khi Thăng Long trở thành kinh đô nước Đại Việt làm năm sinh của Thăng Long Hà Nội – thì đến năm 2020 Hà Nội đã mừng sinh nhật 1010 tuổi. Vậy vùng đất Hà Nội đã được chọn làm nơi đóng đô từ bao giờ ? Hà Nội đã từng có bao nhiêu tên gọi, thay đổi ra sao qua mỗi thời kỳ lịch sử
Nắm bắt được nhu cầu muốn tìm hiểu và muốn được biết rõ hơn về mảnh đất, con người Hà Nội, NXB Kim Đồng đã xuất bản bộ sách “Kể chuyện Thăng Long - Hà Nội” vào tháng 9 năm 2014, khổ sách 16 x 24 cm.
Bộ sách gồm 5 quyển với số lượng in mỗi quyển là 1500 bản.
- Quyển 1: Kinh đô muôn đời, số lượng 60 trang và nhiều hình ảnh minh họa
- Quyển 2: Kiến trúc ngàn năm, gồm 58 trang và 31 tranh ảnh
- Quyển 3: Kỳ tích chống ngoại xâm, có 64 trang và 59 tranh, ảnh, bản đồ minh họa
- Quyển 4: Danh nhân Hà Nội, có 48 trang, 16 ảnh chân dung và ảnh minh họa
- Quyển 5: Cảnh sắc Hà Nội, có 52 trang, 36 bức ảnh về cảnh sắc Hà Nội xưa và nay.
Thông qua bộ sách này chúng ta cùng ngược thời gian tìm hiểu về Hà Nội ngàn năm văn hiến, và để tìm cho mình những câu trả lời, giải đáp cho những thắc mắc về mảnh đất và con người nơi đây.
Với “Kinh đô muôn đời” tác giả Nguyễn Vinh Phúc chủ biên sẽ đưa bạn đọc lần lượt trả lời các câu hỏi “Hà Nội trở thành kinh đô nước ta từ bao giờ ? Tại sao kinh đô mới có tên là Thăng Long ? Hà Nội có những tên gọi nào khác? Có phải từ thời Lê, Thăng Long đã có 36 phường ? “Kẻ chợ” và “Kinh kỳ” có phải đều được dùng để chỉ kinh thành Thăng Long ? Thăng Long đã có lần vừa ăn tết vừa đánh giặc đúng không ? Thật là nhiều câu hỏi phải không các bạn? Nếu bạn đọc ở trang 7 bạn sẽ có câu trả lời: Hà Nội trở thành kinh đô đất nước ta từ năm 1010 với tên gọi Thăng Long có nghĩa là “ Rồng bay lên”. Lật qua 4 trang nữa bạn sẽ biết trước năm 1010 Hà Nội còn có rất nhiều cái tên như “Tống Bình và Đại La” cùng những hình ảnh cụ thể ghi dấu ấn từ thời đó mà các nhà khảo cổ đã lưu giữ được.
Nối tiếp trang 28, 29 nếu bạn đọc bạn có thể khẳng định nếu phải tranh luận với ai rằng từ thời Lê - Thăng Long đã có 36 phường.
“ Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai”
Còn đọc phần cuối cuốn sách bạn sẽ biết Quá trình thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội như thế nào ? Nhân dân Hà Nội đã chiến đấu chống thực dân Pháp ra sao? Những đổi thay của Hà Nội trong thời Pháp thuộc ? Đặc biệt Hà Nội trở thành thủ đô của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam từ khi nào ? … Có ngay thôi các bạn ạ!
Từ trang 36 đến trang 60 mỗi câu trả lời gắn liền với một câu chuyện nhỏ - nếu bạn đọc cuốn sách bạn sẽ biết được
Tiếp “Kinh đô muôn đời” bạn đọc đến với cuốn “Kiến trúc ngàn năm”. “Kiến trúc ngàn năm” kể về vùng đất ngàn năm tuổi – trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử những đường nét kiến trúc chỉ còn lưu giữ trong những trang sử hoặc dưới lòng đất, Tất cả những dấu vết của kiến trúc từ xa xưa, hay những kiến trúc phương tây còn lưu lại, và giờ đây là những công trình thời hiện đại, đều được hiện lên qua cuốn sách này.
Mở đầu cuốn sách sẽ trả lời cho câu hỏi “Những tòa thành nào từng được xây dựng trên đất Thăng Long Hà Nội”. Và qua tấm “Bản đồ thành Cổ Loa” bạn đọc sẽ được rõ “Vì sao hai vòng thành ngoại và thành trung lại không có hình dáng rõ rệt ?
Còn ở trang 16 – 17 chỉ cho bạn biết kiến trúc cửa ô nào còn lại ở Hà Nội ? Và “Khuê văn các” là gì? Vâng! câu trả lời sẽ có cụ thể từ trang 26 đến trang 30, nếu bạn đọc bạn sẽ biết “Văn miếu quốc tử giám có bao nhiêu cổng? nơi nào là “Lầu bình thơ”? Và một kiến thức quí giá là làm thế nào để phân biệt các loại bia trong vườn bia văn miếu, Nếu bạn ghé qua những trang sách này - bạn sẽ phân biệt được trong văn miếu có 82 bia là những loại bia nào ngay thôi.
Còn nhiều công trình kiến trúc nữa như khách sạn Metropole, nhà hát lớn, tháp chuông nhà thờ, phủ Chủ Tịch, Lăng Bác Hồ, trung tâm hội nghị Quốc gia, con đường gốm sứ sông Hồng… nếu bạn muốn sau này trở thành một kiến trúc sư tương lai thì đừng bỏ phí, hãy đến với cuốn sách để mà chiêm ngưỡng và cập nhật vào bộ nhớ của mình chuẩn bị cho tương lai bạn nhé.
Cuốn thứ 3: “Kỳ tích chống ngoại xâm” Vâng ! dù năm tháng đã qua đi nhưng dấu tích của những trang sử hào hùng chống ngoại xâm thì vẫn in đậm trên những dòng sông, những con đường của vùng đất Thăng Long Hà Nội hôm nay. Suốt nghìn năm lịch sử trong bất kỳ thời đại nào và trước bất kỳ kẻ thù xâm lược nào, lòng yêu nước và tinh thần bất khuất của người dân Kinh Kỳ vẫn luôn tỏa sáng, kết tinh lại thành hào khí Thăng Long. Đọc phần đầu cuốn sách bạn sẽ biết Thăng Long – Hà Nội đã bao nhiêu lần chống giặc ngoại xâm trong lịch sử, thành tuyến bảo vệ kinh thành Thăng Long được xây dựng như thế nào ? Ai là vị tướng chỉ huy khi còn đang ở tuổi thiếu niên? Để biết được những kỳ tích của ông cha ta thời trước, các bạn hãy đọc từ trang số 7 đến trang 24 và “Cuộc hành quân thần tốc giải phóng kinh thành Thăng Long của nghĩa quân Tây Sơn từ Huế đi bộ tiến quân ra Bắc chỉ trong vòng hơn một tháng thật là kỳ tích phải không?
Phần sau cuốn sách viết về thời kỳ thực dân Pháp đưa quân đánh chiếm Hà Nội – Những phong trào yêu nước đã được diễn ra công khai trên mọi nẻo đường ngõ phố, rồi cách mạng tháng Tám diễn ra quân ta đã tiếp quản thủ đô như thế nào? Tất cả hiện lên rất rõ nét qua 29 câu hỏi và trả lời trong cuốn sách – nếu bạn đọc bạn sẽ thấy được kỳ tích chống ngoại xâm của ông cha ta trên mảnh đất đô thành thật đáng trân trọng, đáng tự hào!
Song song với những kỳ tích chống ngoại xâm, những gương mặt làm rạng danh cho non sông đất nước đã được hội tụ từ trăm nẻo đường đất Việt, trời Nam. Họ đã hóa thân vào từng con đường, góc phố của Hà Nội hôm nay. “Cuốn danh nhân Hà Nội”do nhóm tác giả và Nguyễn Vinh Phúc chủ biên. Tập hợp những con người được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này, họ mang cái chất Hà Nội đặc trưng, rất riêng tư và vô cùng độc đáo, nét thanh lịch được nhân lên bên cạnh hào khí Thăng Long. Đến với danh nhân Hà Nội bạn sẽ biết được “Người anh hùng nhỏ tuổi nhất trong truyền thuyết có công đánh giặc ngoại xâm là ai?” người Hà Nội đứng đầu võ quan trong triều đình Vạn Xuân là ai? Thời Lý ai được gọi là bà Tấm? thầy giáo nổi tiếng nhất thời Trần là ai? “ai là tác giả của tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô” người thiếu niên Hà Nội đầu tiên được tặng huân chương chiến công là ai?.
Hội tụ và lan tỏa nhiều thông tin quý giá như vậy sao ta không đọc nhỉ. Cuốn sách nhỏ gọn này chỉ có gần 50 trang sách thôi, nhưng chứa đựng hết những gương mặt tiêu biểu về các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y học, chống ngoại xâm….đủ để các em hiểu về người Hà Nội.
Cuốn cuối cùng trong bộ sách chúng em muốn giới thiệu tới thầy cô và các bạn là “Cảnh sắc Hà Nội”. Vâng, Hà Nội trải qua nghìn năm lịch sử mang trong mình những cảnh sắc riêng mà những người con của mảnh đất này mỗi lần đi xa luôn nhung nhớ, mỗi du khách đến thăm quan dù chỉ một lần cũng không thể nào quên. Thăng Long ghi dấu ấn trong lòng mọi người bởi những cảnh sắc rất đặc trưng, từ những ngọn núi con sông đến những góc phố con đường, hay mái chùa quán chợ… tất cả những điều đó đều có ở trong cuốn sách này, chỉ với 50 trang sách thôi mời thầy cô và các bạn hãy đọc để chứng kiến sự hình thành và đổi thay của chốn Kinh kỳ trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm.
Kính thưa các thầy cô giáo và các bạn học sinh thân mến !
Trước mắt các thầy cô và các bạn là một bức tranh về Thăng Long – Hà Nội thủ đô yêu dấu của chúng ta, với những dấu ấn tiêu biểu nhất còn đọng lại trên dòng sông lịch sử, những con đường, góc phố, những ngọn núi, mái đền, những công trình còn gắn mãi với thời gian – mời thầy cô và các em chúng ta cùng đọc bộ sách và tìm hiểu những trang sử văn hóa đẹp nhất của Thăng Long – Hà Nội.
Buæi giíi thiÖu s¸ch h«m nay ®Õn ®©y lµ kết thúc, xin chµo vµ hÑn gÆp l¹i c¸c thÇy c« gi¸o vµ c¸c bạn trong buæi giíi thiÖu s¸ch lÇn sau.
Xin ch©n thµnh c¶m ¬n !
Dưới đây là một số hình ảnh buổi giới thiệu sách:
Tác giả: Nguyễn Thị Nhàn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn