GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 12
Hoà bình, độc lập, tự do là một câu khẩu hiệu rất đỗi thiêng liêng, cao quý mà dân tộc ta đã đúc kết được qua hàng ngàn năm lịch sử gian khổ và hào hùng. Nhân dịp kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), để gửi những lời tri ân chân thành nhất đến những những lính đang ngày đêm canh giữ giấc ngủ cho nhân dân Việt Nam, những người chiến sĩ không quản ngày đêm giữ nền độc lập, tự do cho đất nước trong buổi giới thiệu sách hôm nay Thư viện trường THCS Lê Hồng Phong trân trọng được giới thiệu tới thầy cô cùng toàn thể các bạn học sinh cuốn sách “Trở về trong giấc mơ” nằm trong Tủ sách “ Mãi mãi tuổi hai mươi” do Đăng Vương Hưng biên soạn từ sổ tay nhật ký của liệt sĩ Trần Minh Tiến (1945 - 1968) được nhà xuất bản Hội nhà văn phát hành vào năm 2010
Đọc Trở về trong giấc mơ, ta thấy Trần Minh Tiến đã ghi chép rất nhiều về khoảng thời gian anh mới nhập ngũ và nhất là giai đoạn huấn luyện. Những trang nhật ký trong sách bắt đầu từ ngày 21/11/1966 và khép lại ngày 11/3/1968. Đó là khoảng thời gian đơn vị của anh làm nhiệm vụ huấn luyện tại Vĩnh Yên - Tam Đảo. Trước khi hành quân vào Nam, anh đã gửi cuốn nhật ký này về cho người yêu cất giữ.
Theo nhà văn Đặng Vương Hưng, thời gian ghi nhật ký gói gọn trong khoảng hơn 1 năm, và những nhân chứng, sự kiện trong đó đã diễn ra cách đây hơn nửa thế kỷ. Đây là những ghi chép hết sức chân thực và vô cùng quý báu. Bởi, "qua những trang viết của chàng lính trẻ Trần Minh Tiến, bạn đọc sẽ hiểu được những đơn vị bộ đội chủ lực miền Bắc đã tập luyện gian nan, vất vả như thế nào để chuẩn bị cho cuộc hành quân, vượt Trường Sơn vào miền Nam chiến đấu".
Đó là những ngày nắng cháy da thịt, những đêm mưa tầm tã, rét tái tê, Trần Minh Tiến cùng các đồng đội đeo nặng, hành quân liên tục hàng trăm cây số. Tới nơi tập kết, họ lập tức đào hầm, dựng lán trại, học tập chính trị, thậm chí lao vào những trận chiến giả định với nhiều tình huống đặc biệt.
Điển hành, trang nhật ký ngày 16/12/1966, Trần Minh Tiến viết: "Hôm nay kết thúc 24 ngày hành quân chiến đấu. Ngồi nghĩ lại những chặng đường đã nghiêm chỉnh vượt qua, mà đứa nào cũng rùng mình, rợn tóc gáy. Ta đã lớn về mọi mặt trong cuộc hành quân này. Ngồi nghĩ lại từ chuyện đôi giầy thấp cổ lúc đi còn mới, bây giờ xơ xác tan tành. Đôi giầy vải mà như đôi giầy bện cỏ của hiệp sĩ giang hồ. Còn đôi chân của ta thì thế nào? Bao lần thay da vì phồng rộp, đã leo bao ngọn núi, lội bao suối cũng không đếm được. Nó còn phải chịu đựng tấm thân ta cùng trên 30kg vác trên vai đi gần 300km đường rừng núi hiểm trở. Rồi đôi tay ta cũng thành chai cứng"…
Từ những ghi chép về chuyện tập luyện hành quân, Trần Minh Tiến đã cho thấy những phẩm chất đáng quý của những chàng lính trẻ. Anh cùng đồng đội của mình không bao giờ né tránh khó khăn, gian khổ và hy sinh.
Chẳng hạn, vào tháng 3/1968, đơn vị anh nhận lệnh lên đường chiến đấu. Dù đã chuẩn bị tâm lý từ lâu, nhưng ai cũng hiểu việc lên đường giữa lúc chiến trường miền Nam đang vô cùng ác liệt là không hẹn ngày trở về. Có nghĩa, cái chết có thể đến bất cứ lúc nào với những người lính như Trần Minh Tiến. Biết thế, nhưng họ vẫn đi với tất cả niềm tự hào.
Hôm nay, khi đất nước ta đã hoà bình, độc lập, nhân dân Việt nam luôn ghi nhớ, biết ơn công lao to lớn của thế hệ cha anh, những chiến sĩ đã anh dũng hi sinh thân mình để bảo vệ nền độc lập tự do của đất nước.
Hướng tới kỉ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, mỗi người chúng ta, nhất là thế hệ trẻ hãy ra sức phấn đấu, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam yêu quý.
Để hiểu rõ hơn về cuốn sách , mời các thầy cô giáo và các em học sinh hãy đến thư viện trường THCS Lê Hồng Phong để được đọc cuốn sách “ Trở về trong giấc mơ” rất lí thú và bổ ích này.
Đọc Trở về trong giấc mơ, ta thấy Trần Minh Tiến đã ghi chép rất nhiều về khoảng thời gian anh mới nhập ngũ và nhất là giai đoạn huấn luyện. Những trang nhật ký trong sách bắt đầu từ ngày 21/11/1966 và khép lại ngày 11/3/1968. Đó là khoảng thời gian đơn vị của anh làm nhiệm vụ huấn luyện tại Vĩnh Yên - Tam Đảo. Trước khi hành quân vào Nam, anh đã gửi cuốn nhật ký này về cho người yêu cất giữ.
Theo nhà văn Đặng Vương Hưng, thời gian ghi nhật ký gói gọn trong khoảng hơn 1 năm, và những nhân chứng, sự kiện trong đó đã diễn ra cách đây hơn nửa thế kỷ. Đây là những ghi chép hết sức chân thực và vô cùng quý báu. Bởi, "qua những trang viết của chàng lính trẻ Trần Minh Tiến, bạn đọc sẽ hiểu được những đơn vị bộ đội chủ lực miền Bắc đã tập luyện gian nan, vất vả như thế nào để chuẩn bị cho cuộc hành quân, vượt Trường Sơn vào miền Nam chiến đấu".
Đó là những ngày nắng cháy da thịt, những đêm mưa tầm tã, rét tái tê, Trần Minh Tiến cùng các đồng đội đeo nặng, hành quân liên tục hàng trăm cây số. Tới nơi tập kết, họ lập tức đào hầm, dựng lán trại, học tập chính trị, thậm chí lao vào những trận chiến giả định với nhiều tình huống đặc biệt.
Điển hành, trang nhật ký ngày 16/12/1966, Trần Minh Tiến viết: "Hôm nay kết thúc 24 ngày hành quân chiến đấu. Ngồi nghĩ lại những chặng đường đã nghiêm chỉnh vượt qua, mà đứa nào cũng rùng mình, rợn tóc gáy. Ta đã lớn về mọi mặt trong cuộc hành quân này. Ngồi nghĩ lại từ chuyện đôi giầy thấp cổ lúc đi còn mới, bây giờ xơ xác tan tành. Đôi giầy vải mà như đôi giầy bện cỏ của hiệp sĩ giang hồ. Còn đôi chân của ta thì thế nào? Bao lần thay da vì phồng rộp, đã leo bao ngọn núi, lội bao suối cũng không đếm được. Nó còn phải chịu đựng tấm thân ta cùng trên 30kg vác trên vai đi gần 300km đường rừng núi hiểm trở. Rồi đôi tay ta cũng thành chai cứng"…
Từ những ghi chép về chuyện tập luyện hành quân, Trần Minh Tiến đã cho thấy những phẩm chất đáng quý của những chàng lính trẻ. Anh cùng đồng đội của mình không bao giờ né tránh khó khăn, gian khổ và hy sinh.
Chẳng hạn, vào tháng 3/1968, đơn vị anh nhận lệnh lên đường chiến đấu. Dù đã chuẩn bị tâm lý từ lâu, nhưng ai cũng hiểu việc lên đường giữa lúc chiến trường miền Nam đang vô cùng ác liệt là không hẹn ngày trở về. Có nghĩa, cái chết có thể đến bất cứ lúc nào với những người lính như Trần Minh Tiến. Biết thế, nhưng họ vẫn đi với tất cả niềm tự hào.
Hôm nay, khi đất nước ta đã hoà bình, độc lập, nhân dân Việt nam luôn ghi nhớ, biết ơn công lao to lớn của thế hệ cha anh, những chiến sĩ đã anh dũng hi sinh thân mình để bảo vệ nền độc lập tự do của đất nước.
Hướng tới kỉ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, mỗi người chúng ta, nhất là thế hệ trẻ hãy ra sức phấn đấu, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam yêu quý.
Để hiểu rõ hơn về cuốn sách , mời các thầy cô giáo và các em học sinh hãy đến thư viện trường THCS Lê Hồng Phong để được đọc cuốn sách “ Trở về trong giấc mơ” rất lí thú và bổ ích này.
Tác giả: Nguyễn Thị Nhàn
Ý kiến bạn đọc
Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
Những tin cũ hơn