GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 11
Kính thưa các thầy cô giáo, Cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!
“Có một nghề bụi phấn bám đầy tay
Người ta bảo là nghề trong sạch nhất
Có một nghề không trồng cây vào đất
Lại nở cho đời những đóa hoa thơm”
Người ta bảo là nghề trong sạch nhất
Có một nghề không trồng cây vào đất
Lại nở cho đời những đóa hoa thơm”
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói: “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề đáng quý nhất” Từ ngàn xưa, nhân dân ta đã có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Thầy cô là những kỹ sư tâm hồn, suốt một đời thầm lặng như “người chèo đò” đưa khách qua sông, đưa các thế hệ học sinh đến bến bờ tri thức.
Hình ảnh những người thầy cô giáo thật sự vẫn mãi là nguồn cảm hứng trong các sáng tác thơ văn. Đã có rất nhiều bài thơ, bài văn, những câu chuyện dài được viết lên với mục đích tri ân các thầy cô giáo.
Đã thành truyền thống, tháng 11 về là dịp để thầy và trò trường THCS Lê Hồng Phong nỗ lực thi đua lập nhiều thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Nhân dịp này, hôm nay chúng em xin được giới thiệu một tác phẩm mang nhiều ý nghĩa với chủ đề về thầy cô giáo, như một món quà tri ân gửi đến thầy cô và tất cả các bạn học sinh!
Kính thưa các thầy cô giáo!
Cùng các bạn học sinh thân mến!
Trong không khí hân hoan của cả nước hướng về ngày nhà giáo Việt nam. Thư viện trường THCS Lê Hồng Phong, xin được giới thiệu đến bạn đọc tác phẩm “Người thầy đầu tiên” của nhà văn người Nga: ChingHiz Aimatov. “Người thầy đầu tiên” là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của đại văn hào Aitmatov, sách được Nguyễn Ngọc Bằng dịch, nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2018, khổ sách: 13.5 x 20.5 cm, dày 195 trang. Ngay bìa trang sách là hình ảnh người thầy cõng đàn em thơ tới lớp qua dòng suối lạnh buốt thật xúc động.
Đối với mỗi người, thời niên thiếu là một dấu ấn khó phai trong cuộc đời. Và trong những tháng ngày chập chững những bước đi đầu tiên ấy, ta sẽ không thể nào quên những bàn tay đã dìu dắt ta đi trên con đường kiến thức của nhân loại. Và “Người thầy đầu tiên” của tác giả Aimatov là một tác phẩm nằm trong dòng cảm xúc đó…
Ra đời vào những năm 1961, tác phẩm “Người thầy đầu tiên” đã gây được tiếng vang lớn khi nhận giải thưởng danh dự “Giải thưởng Lênin”. Cho đến bây giờ, “Người thầy đầu tiên” không ngừng làm rung động trái tim của biết bao thế hệ độc giả.
Xuyên suốt tác phẩm là lời kể gián tiếp của người hoạ sĩ xen lẫn với lời kể của nhân vật Antưnai về hồi ức cuộc đời Bà trong những năm sau Cách Mạng Tháng Mười Nga.
Trong một dịp trở về làng quê Kurkurêu mừng khánh thành ngôi trường trung học, nơi mà Antưnai đã từng trải qua thời thơ ấu đầy đắng cay nhưng cũng đầy ắp kỷ niệm, Bà đã thật sự xúc động về những ký ức xa xưa. Khi đó, Antưnai đã may mắn gặp và nhận được sự dạy dỗ của thầy Đuysen… Câu chuyện là một nỗi hàm ơn của người trò nhỏ đối với người thầy giáo trẻ năm nào.
Câu chuyện được mở ra bằng bức tranh về một làng quê rừng núi ở vùng Trung Á xa xôi, nơi có cao nguyên rộng mở cùng những ghềnh đá nước đổ tuy mạnh bạo nhưng cũng đầy nên thơ. Đằng sau cảnh vật tuyệt đẹp ấy là những u tối của cuộc sống phong kiến bần hàn và bất hạnh luôn phủ chìm đi những ước mơ của trẻ nhỏ. Giáo dục đã bị lãng quên ở vùng núi nghèo ấy, khi mà lối sống định kiến về việc học đã dập tắt đi khao khát được đi học của bao trẻ em. Thầy Đuy-sen xuất hiện như một vị thần, mang lại tia hy vọng cho những đứa trẻ suốt ngày bị áp bức, hành hạ. Ấn tượng đầu tiên về thầy có lẽ là nụ cười ấm áp và sự hy sinh cao cả đến quên mình. Người thanh niên ấy - một người trẻ tuổi không nhà không cửa, học chưa hết bảng chữ cái đã tự mình dọn dẹp nhà kho cũ, sửa chữa lại một cách khang trang để xây trường học; đã thuyết phục người người dân trong làng cho bọn trẻ được đến trường. Người thanh niên ấy cũng chẳng hề có lấy một cuốn sách giáo khoa nhưng đã dạy lũ trẻ bằng tất cả niềm tin và lòng nhiệt huyết của chính mình. Thầy biến ước mơ của cô bé An-tư- nai thành sự thật là được đi học, được cùng bạn bè đến trường. Bằng sự kiên trì thuyết phục, sau bao nhiêu vất vả, cuối cùng thầy đã đưa được các em đến trường. Có thể nói chính điều đó đã thay đổi cuộc đời cô bé Antưnai và những cô cậu bé khác của nông thôn nước Nga thời đó.
Hình ảnh đã gây ấn tượng sâu đậm trong tâm trí người đọc là hình ảnh hai cây phong trong gió “nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực”. Hai cây phong chính là biểu tượng đẹp của con người dân làng Ku-ku-rêu với tâm hồn trong sáng và phong phú, với sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Hai cây phong cũng là một cánh cửa thần kì đưa lũ trẻ nghèo làng Ku-ku-rêu đến với “một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la của ánh sáng và tri thức”.
Hai cây phong ấy còn là minh chứng cho câu chuyện hết sức xúc động về Đuy-sen – người thầy đầu tiên và cô bé An- tư-nai gần bốn mươi năm về trước. Chính thầy Đuy-sen đã đem hai cây phong về trồng trên đồi cao này cùng với cô bé An-tư-nai và thầy đã gửi gắm ở hai cây phong non ước mơ, hy vọng những đứa trẻ nghèo khổ, thất học như An-tư-nai sau này sẽ lớn lên, ngày càng được mở mang kiến thức và trỏ thành những con người hữu ích.
Thầy đã từng nói với cô bé mồ côi này lời những động viên tinh thần thiêng liêng nhất: “An-tư-nai, Hai cây phong này thầy mang về cho em đấy. Chúng ta sẽ cùng trồng. Và trong khi chúng lớn lên, ngày một thêm sức sống, em cũng sẽ trưởng thành, em sẽ là một người tốt. Em có một tâm hồn đẹp và có một bộ óc ham học. Thầy bao giờ cũng nghĩ rằng em sẽ trở thành người thành đạt”.
Câu chuyện không chỉ ca ngợi người thầy Đuy-sen hết lòng vì học trò mà còn gợi lên trong lòng mỗi chúng ta bao nỗi xúc động dạt dào. Đó là lòng kính yêu vô bờ với những người thầy – những người lái đò thầm lặng đã và đang dìu dắt chúng ta trên con đường tri thức.
Không đặt ra nhiều vấn đề lí luận cao siêu và khô khan, tác giả đã tạo những mạch truyện tự nhiên, giản dị mà sâu lắng. Có những dòng văn miên man cảm xúc mà càng đọc ta sẽ càng say.
Mải mê lật từng trang giấy nhỏ, người đọc như tìm thấy mình khi là những cô - cậu học trò bé nhỏ được thầy cô dạy dỗ, yêu thương, chăm sóc . Không quá mượt mà, bay bổng, những câu chữ, lời văn tuy mộc mạc, nhưng cũng đủ để giúp chúng ta cảm nhận được công ơn của thầy cô to lớn biết dường nào!
Tháng 11 đã về mang theo cái se lạnh của những ngày đầu đông. Nhưng trong từng lớp học thì dường như không khí ấm cúng sôi động vẫn đang tràn đầy bởi giờ đây trong lòng học sinh đang náo nức thi đua chào mừng ngày 20-11 – ngày lễ tri ân các thầy cô giáo phải không các bạn?
Thưa các thầy cô giáo, và các bạn học sinh thân mến!
Trong buổi giới thiệu sách hôm nay, em muốn phần giới thiệu của mình là nhịp cầu nối giữa độc giả và cuốn sách nhằm tuyên truyền cho các bạn học sinh lòng biết ơn, sự kính trọng đối với các thầy cô giáo. Những người đã có công mài dũa giúp chúng ta nên Người như ngày hôm nay.
Cám ơn nhà văn Aitmatov đã gửi đến bạn đọc như chúng ta được lắng nghe bản thanh âm trong trẻo về người thầy Đuysen cao cả. Cám ơn vì những dấu ấn của cuốn sách mang lại, khiến cho chúng ta càng trân trọng hơn ngôi nhà Lê Hồng Phong yêu dấu bên những người mẹ, người cha thứ hai trong cuộc đời. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam chúng em xin kính chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng người cao quý này.
Cuốn sách Người thầy đầu tiên hiện đang có trên Thư viện nhà trường, các bạn học sinh hãy lên thư viện và tìm đọc cuốn sách nhé!
Buổi tuyên truyền giới thiệu sách đến đây là kết thúc
Xin chân thành cám ơn sự quan tâm lắng nghe của các thầy cô giáo và các bạn học sinh. Hẹn gặp lại thầy cô và các bạn trong buổi giới thiệu sách lần sau!
Hình ảnh những người thầy cô giáo thật sự vẫn mãi là nguồn cảm hứng trong các sáng tác thơ văn. Đã có rất nhiều bài thơ, bài văn, những câu chuyện dài được viết lên với mục đích tri ân các thầy cô giáo.
Đã thành truyền thống, tháng 11 về là dịp để thầy và trò trường THCS Lê Hồng Phong nỗ lực thi đua lập nhiều thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Nhân dịp này, hôm nay chúng em xin được giới thiệu một tác phẩm mang nhiều ý nghĩa với chủ đề về thầy cô giáo, như một món quà tri ân gửi đến thầy cô và tất cả các bạn học sinh!
Kính thưa các thầy cô giáo!
Cùng các bạn học sinh thân mến!
Trong không khí hân hoan của cả nước hướng về ngày nhà giáo Việt nam. Thư viện trường THCS Lê Hồng Phong, xin được giới thiệu đến bạn đọc tác phẩm “Người thầy đầu tiên” của nhà văn người Nga: ChingHiz Aimatov. “Người thầy đầu tiên” là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của đại văn hào Aitmatov, sách được Nguyễn Ngọc Bằng dịch, nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2018, khổ sách: 13.5 x 20.5 cm, dày 195 trang. Ngay bìa trang sách là hình ảnh người thầy cõng đàn em thơ tới lớp qua dòng suối lạnh buốt thật xúc động.
Đối với mỗi người, thời niên thiếu là một dấu ấn khó phai trong cuộc đời. Và trong những tháng ngày chập chững những bước đi đầu tiên ấy, ta sẽ không thể nào quên những bàn tay đã dìu dắt ta đi trên con đường kiến thức của nhân loại. Và “Người thầy đầu tiên” của tác giả Aimatov là một tác phẩm nằm trong dòng cảm xúc đó…
Ra đời vào những năm 1961, tác phẩm “Người thầy đầu tiên” đã gây được tiếng vang lớn khi nhận giải thưởng danh dự “Giải thưởng Lênin”. Cho đến bây giờ, “Người thầy đầu tiên” không ngừng làm rung động trái tim của biết bao thế hệ độc giả.
Xuyên suốt tác phẩm là lời kể gián tiếp của người hoạ sĩ xen lẫn với lời kể của nhân vật Antưnai về hồi ức cuộc đời Bà trong những năm sau Cách Mạng Tháng Mười Nga.
Trong một dịp trở về làng quê Kurkurêu mừng khánh thành ngôi trường trung học, nơi mà Antưnai đã từng trải qua thời thơ ấu đầy đắng cay nhưng cũng đầy ắp kỷ niệm, Bà đã thật sự xúc động về những ký ức xa xưa. Khi đó, Antưnai đã may mắn gặp và nhận được sự dạy dỗ của thầy Đuysen… Câu chuyện là một nỗi hàm ơn của người trò nhỏ đối với người thầy giáo trẻ năm nào.
Câu chuyện được mở ra bằng bức tranh về một làng quê rừng núi ở vùng Trung Á xa xôi, nơi có cao nguyên rộng mở cùng những ghềnh đá nước đổ tuy mạnh bạo nhưng cũng đầy nên thơ. Đằng sau cảnh vật tuyệt đẹp ấy là những u tối của cuộc sống phong kiến bần hàn và bất hạnh luôn phủ chìm đi những ước mơ của trẻ nhỏ. Giáo dục đã bị lãng quên ở vùng núi nghèo ấy, khi mà lối sống định kiến về việc học đã dập tắt đi khao khát được đi học của bao trẻ em. Thầy Đuy-sen xuất hiện như một vị thần, mang lại tia hy vọng cho những đứa trẻ suốt ngày bị áp bức, hành hạ. Ấn tượng đầu tiên về thầy có lẽ là nụ cười ấm áp và sự hy sinh cao cả đến quên mình. Người thanh niên ấy - một người trẻ tuổi không nhà không cửa, học chưa hết bảng chữ cái đã tự mình dọn dẹp nhà kho cũ, sửa chữa lại một cách khang trang để xây trường học; đã thuyết phục người người dân trong làng cho bọn trẻ được đến trường. Người thanh niên ấy cũng chẳng hề có lấy một cuốn sách giáo khoa nhưng đã dạy lũ trẻ bằng tất cả niềm tin và lòng nhiệt huyết của chính mình. Thầy biến ước mơ của cô bé An-tư- nai thành sự thật là được đi học, được cùng bạn bè đến trường. Bằng sự kiên trì thuyết phục, sau bao nhiêu vất vả, cuối cùng thầy đã đưa được các em đến trường. Có thể nói chính điều đó đã thay đổi cuộc đời cô bé Antưnai và những cô cậu bé khác của nông thôn nước Nga thời đó.
Hình ảnh đã gây ấn tượng sâu đậm trong tâm trí người đọc là hình ảnh hai cây phong trong gió “nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực”. Hai cây phong chính là biểu tượng đẹp của con người dân làng Ku-ku-rêu với tâm hồn trong sáng và phong phú, với sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Hai cây phong cũng là một cánh cửa thần kì đưa lũ trẻ nghèo làng Ku-ku-rêu đến với “một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la của ánh sáng và tri thức”.
Hai cây phong ấy còn là minh chứng cho câu chuyện hết sức xúc động về Đuy-sen – người thầy đầu tiên và cô bé An- tư-nai gần bốn mươi năm về trước. Chính thầy Đuy-sen đã đem hai cây phong về trồng trên đồi cao này cùng với cô bé An-tư-nai và thầy đã gửi gắm ở hai cây phong non ước mơ, hy vọng những đứa trẻ nghèo khổ, thất học như An-tư-nai sau này sẽ lớn lên, ngày càng được mở mang kiến thức và trỏ thành những con người hữu ích.
Thầy đã từng nói với cô bé mồ côi này lời những động viên tinh thần thiêng liêng nhất: “An-tư-nai, Hai cây phong này thầy mang về cho em đấy. Chúng ta sẽ cùng trồng. Và trong khi chúng lớn lên, ngày một thêm sức sống, em cũng sẽ trưởng thành, em sẽ là một người tốt. Em có một tâm hồn đẹp và có một bộ óc ham học. Thầy bao giờ cũng nghĩ rằng em sẽ trở thành người thành đạt”.
Câu chuyện không chỉ ca ngợi người thầy Đuy-sen hết lòng vì học trò mà còn gợi lên trong lòng mỗi chúng ta bao nỗi xúc động dạt dào. Đó là lòng kính yêu vô bờ với những người thầy – những người lái đò thầm lặng đã và đang dìu dắt chúng ta trên con đường tri thức.
Không đặt ra nhiều vấn đề lí luận cao siêu và khô khan, tác giả đã tạo những mạch truyện tự nhiên, giản dị mà sâu lắng. Có những dòng văn miên man cảm xúc mà càng đọc ta sẽ càng say.
Mải mê lật từng trang giấy nhỏ, người đọc như tìm thấy mình khi là những cô - cậu học trò bé nhỏ được thầy cô dạy dỗ, yêu thương, chăm sóc . Không quá mượt mà, bay bổng, những câu chữ, lời văn tuy mộc mạc, nhưng cũng đủ để giúp chúng ta cảm nhận được công ơn của thầy cô to lớn biết dường nào!
Tháng 11 đã về mang theo cái se lạnh của những ngày đầu đông. Nhưng trong từng lớp học thì dường như không khí ấm cúng sôi động vẫn đang tràn đầy bởi giờ đây trong lòng học sinh đang náo nức thi đua chào mừng ngày 20-11 – ngày lễ tri ân các thầy cô giáo phải không các bạn?
Thưa các thầy cô giáo, và các bạn học sinh thân mến!
Trong buổi giới thiệu sách hôm nay, em muốn phần giới thiệu của mình là nhịp cầu nối giữa độc giả và cuốn sách nhằm tuyên truyền cho các bạn học sinh lòng biết ơn, sự kính trọng đối với các thầy cô giáo. Những người đã có công mài dũa giúp chúng ta nên Người như ngày hôm nay.
Cám ơn nhà văn Aitmatov đã gửi đến bạn đọc như chúng ta được lắng nghe bản thanh âm trong trẻo về người thầy Đuysen cao cả. Cám ơn vì những dấu ấn của cuốn sách mang lại, khiến cho chúng ta càng trân trọng hơn ngôi nhà Lê Hồng Phong yêu dấu bên những người mẹ, người cha thứ hai trong cuộc đời. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam chúng em xin kính chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng người cao quý này.
Cuốn sách Người thầy đầu tiên hiện đang có trên Thư viện nhà trường, các bạn học sinh hãy lên thư viện và tìm đọc cuốn sách nhé!
Buổi tuyên truyền giới thiệu sách đến đây là kết thúc
Xin chân thành cám ơn sự quan tâm lắng nghe của các thầy cô giáo và các bạn học sinh. Hẹn gặp lại thầy cô và các bạn trong buổi giới thiệu sách lần sau!
Tác giả: Nguyễn Thị Nhàn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn